Trao đổi về mục tiêu kinh doanh của Mobicast JSC, MSN đặt kế hoạch mở rộng quy mô thuê bao, tập trung vào lượng khách hàng hiện có của VCM. Trong đó, mô hình MVNO sẽ hòa vốn ở mức EBIT trong 6-12 tháng tới khi đạt doanh thu 150 tỷ đồng và 1,4 triệu thuê bao mỗi tháng, tương đương 16% tỷ lệ thâm nhập tệp khách hàng của VCM.
Ngày 20/9/2021, Masan Group (MSN) đã công bố bước đi mới để mở rộng hệ sinh thái tiêu dùng của mình. Theo ban lãnh đạo, The Sherpa Company Ltd, một công ty con của Masan Group, đã công bố chiến lược gia nhập phân khúc viễn thông bằng động thái mua lại 70% cổ phần của Mobicast JSC, đơn vị sở hữu thương hiệu Reddi, một công ty khởi nghiệp đang vận hành đầy đủ dịch vụ Mạng ảo di động (MVNO) với tổng tiền mặt là 295,5 tỷ đồng thông qua đầu tư cổ phiếu sơ cấp và thứ cấp. Sau khi hoàn tất thương vụ, những người sáng lập của Mobicast vẫn là cổ đông chủ chốt và quản lý công ty.
Bằng cách (1) hoàn thiện danh mục sản phẩm F&B (MCH, MEATDeli, 3F, WinEco, Phúc Long), (2) thiết lập sự hiện diện trong phân khúc đời sống tài chính với Techcombank, (3) hợp nhất VCM để sở hữu nền tảng bán lẻ thực phẩm lớn nhất Việt Nam, (4 ) hoàn thành hợp tác chiến lược với Alibaba để thúc đẩy kênh tiêu dùng trực tuyến, MSN đã thiết lập sự hiện diện ban đầu trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và tài chính, hai trụ cột đầu tiên của hệ sinh thái tiêu dùng, quan điểm của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay.
Với thương hiệu Reddi, đây là bước đi tiếp theo tham gia vào lĩnh vực tiêu dùng kỹ thuật số để trở thành nền tảng tiêu dùng duy nhất đáp ứng hơn 80% nhu cầu chi tiêu hàng ngày của người tiêu dùng. Theo kỳ vọng của ban lãnh đạo, MSN dự kiến sẽ mở rộng quy mô Reddi dựa trên các chất xúc tác:
+ Việt Nam có tiềm năng đáng kể để thúc đẩy tiêu thụ dữ liệu qua băng thông di động, do sở hữu nhân khẩu học hấp dẫn (dân số trẻ với mức độ thâm nhập di động cao) và cơ sở hạ tầng băng thông di động rộng lớn khi độ phủ 4G đạt trên 95% dân số. Bên cạnh đó, thị trường viễn thông của Việt Nam có cơ hội lớn để thúc đẩy các dịch vụ dựa trên băng thông di động khi người tiêu dùng đã sử dụng hạ tầng kỹ thuật số nhưng vẫn sử dụng các dịch vụ viễn thông chủ yếu để gọi điện và nhắn tin.
+ Sự kết hợp với cơ sở khách hàng của MSN sẽ là một lợi thế để phát triển cơ sở thuê bao cho mảng viễn thông. Riêng MCH có gần 98% hộ gia đình Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm của MSN. VCM có 9 triệu thành viên trung thành với hơn 2 triệu thành viên hoạt động hàng tháng. Phúc Long phục vụ người tiêu dùng trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số ở khu vực thành thị và có tiềm năng tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng từ Techcombank và nền tảng Lazada. Hơn nữa, khi tích hợp Reddi, MSN có thể tăng tần suất giao dịch và thời gian tương tác của khách hàng từ 15-25 giờ lên 200 giờ tương tác mỗi tháng.
+ Được hỗ trợ bởi chuỗi bán lẻ trên toàn quốc, MSN trước mắt sẽ mở rộng các điểm viễn thông tại 2.400 cửa hàng bán lẻ và 300.000 nhà bán lẻ GT tiềm năng của MCH với các giao dịch hàng tuần.
Ngược lại, sự thâm nhập tệp khách hàng của VCM đối với Reddi sẽ giúp Mobicast hòa vốn ở mức EBIT
Trao đổi về mục tiêu kinh doanh của Mobicast JSC, MSN đặt kế hoạch mở rộng quy mô thuê bao, tập trung vào lượng khách hàng hiện có của VCM. Trong đó, mô hình MVNO sẽ hòa vốn ở mức EBIT trong 6-12 tháng tới khi đạt doanh thu 150 tỷ đồng và 1,4 triệu thuê bao mỗi tháng, tương đương 16% tỷ lệ thâm nhập tệp khách hàng của VCM.