BSC đưa ra kịch bản đầu tiên mang tính tích cực hơn với việc VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Dịch bệnh có thể kiểm soát vào giữa tháng 9, khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan cùng với kỳ vọng phục hồi sau dịch sẽ là những yếu tố hỗ trợ thị trường tăng điểm.
Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về kinh tế cũng như TTCK trong tháng 9.
Theo BSC, biến chủng Delta hiện tại đang lan rộng ở Châu Á trong khi EU và Hoa Kỳ lại đang chứng kiến sự hồi phục kinh tế khá rõ rệt. Điều này cũng dẫn đến việc FED có thể thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm này và Trung Quốc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm kích cầu kinh tế.
Tại Việt Nam, các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tiếp tục tác động tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình lao động. Tuy vậy, lượng ngừng kinh doanh trong dài hạn, lượng giải thể đã giảm, cho thấy thích nghi dần dịch bệnh kéo dài. BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP xuống 5,29% và xuống mức 4,06% tại kịch bản tiêu cực nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến.
Cũng xuất phát từ ảnh hưởng của dịch bệnh, các thành viên của chuỗi cung ứng tiếp tục không hoạt động hết công suất khiến PMI đạt mức thấp 40.2 điểm trong tháng 8. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh phần nào được kiểm soát và bỏ dần các biện pháp giãn cách sẽ mang tới triển vọng phục hồi trong giai đoạn tới. Ngoài ra, vấn đề giải ngân vốn ngân sách sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ giữ vững triển vọng năm 2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân ước đạt 513.000 tỷ VND.
Tháng 8, Việt Nam nhập siêu 1,3 tỷ USD. BSC cho rằng tình trạng này tiếp diễn bởi nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục đà tăng và quá trình xuất khẩu tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. BSC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống mức 19,4% trong khi nhập khẩu duy trì ở mức 30,2% so với cùng kỳ vào năm 2021.
Về lạm phát, BSC tăng dự báo ước tính CPI cuối quý 3 lên mức 2,9% – 3,1%, chủ yếu do giá lương, thực phẩm và giá dầu đều duy trì đà tăng mạnh. Riêng trong tháng 8, CPI cơ bản tăng vừa phải 0,98% tiếp tục tạo điều kiện cho việc giữ vững lãi suất tại mức hiện hành.
VN-Index hướng tới ngưỡng 1.400 điểm trong tháng 9
Về biến động TTCK tháng 9/2021, BSC đưa ra kịch bản đầu tiên mang tính tích cực hơn với việc VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Dịch bệnh có thể kiểm soát vào giữa tháng 9, khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan cùng với kỳ vọng phục hồi sau dịch sẽ là những yếu tố hỗ trợ thị trường tăng điểm. Dù vậy, BSC cũng lưu ý triển vọng KQKD quý 3 kém tích cực sẽ sớm kéo theo sự phân hóa và biến động mạnh ở vùng giá cao.
Tại kịch bản kém tích cực hơn, BSC dự báo VN-Index sẽ kiểm tra lại 1.300 điểm sau nhịp hồi phục. Nguyên nhân kìm hãm đà hồi phục đến từ diễn biến dịch bệnh phức tạp so với kỳ vọng, khối ngoại duy trì trạng thái rút vốn dòng, cùng triển vọng KQKD quý 3 kém khả quan. Theo đó, VN- Index vận động tích lũy trong vùng 1.280 – 1.350 điểm.
Về chiến lược đầu tư, BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc tăng tỷ trọng các cổ phiếu thuộc nhóm tiện ích và bán lẻ được hưởng lợi ngắn hạn từ các biện pháp giãn cách xã hội; hoặc nhóm cổ phiếu xuất khẩu như hóa chất, đá, gỗ, may mặc, thủy sản,…nhờ nhu cầu thế giới hồi phục; hay nhóm cổ phiếu có tiềm năng tiếp tục hồi phục như Công nghệ thông tin – Bưu chính viễn thông.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể nắm giữ chờ chốt vị thế tại các nhóm logistic gồm cảng biển, vận tải, kho bãi, .. khi đã hưởng lợi từ chuỗi cung ứng thế giới bị gián đoạn và thiếu hụt. Ngoài ra, hoạt động đẩy mạnh đầu tư công thế giới sẽ tạo tiềm năng tăng trưởng cho cổ phiếu liên quan như dầu khí, thép…
ằng tình trạng này tiếp diễn bởi nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục đà tăng và quá trình xuất khẩu tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. BSC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống mức 19,4% trong khi nhập khẩu duy trì ở mức 30,2% so với cùng kỳ vào năm 2021.