Chứng khoán châu Á được dự báo sẽ tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm nay. Nikkei 225 tương lai giảm 1%, S&P/ASX 200 tương lai giảm 1,4% và Hang Seng tương lai giảm 1,6%.
Khởi đầu tuần mới, toàn bộ thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm điểm rất mạnh do nhà đầu tư phản ứng với những rủi ro mới xuất hiện, đặc biệt là cơn bán tháo liên quan đến “bom nợ” Evergrande.
Kết thúc phiên hôm qua (20/9), chỉ số S&P 500 giảm 1,7%, xuống còn 4.357,73 điểm, đánh dấu ngày tồi tệ nhất kể từ 12/5. Tất cả 11 nhóm ngành đều giảm điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 614,41 điểm, tương đương 1,8%, xuống còn 33.970,47 điểm, giảm mạnh nhất kể từ 19/7.
Chỉ số Nasdaq giảm 2,2%, xuống còn 14.713,90 điểm.
VIX, chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của phố Wall, tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 5.
Lần đầu tiên kể từ tháng 5, cả 3 chỉ số chính của CK Mỹ đều giảm hơn 1,5%.
Các tài sản rủi ro khác cũng giảm giá mạnh. Bitcoin mất 10%, xuống dưới 43.000 USD. Hầu hết các loại hàng hóa giảm giá. Ngược lại giá vàng tăng 0,7%, lên 1.764 USD.
Chứng khoán châu Á được dự báo sẽ tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm nay. Nikkei 225 tương lai giảm 1%, S&P/ASX 200 tương lai giảm 1,4% và Hang Seng tương lai giảm 1,6%.
Theo CNBC đánh giá, có nhiều lý do để các cổ phiếu bị bán tháo trên diện rộng, gồm:
– Nhà đầu tư lo ngại rủi ro từ vụ “bom nợ” Evergrande sẽ lây lan trên toàn bộ thị trường. Chứng khoán Hong Kong đã bị bán tháo rất mạnh trong phiên hôm qua, giảm 4%.
– Fed bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày và nhà đầu tư lo ngại Fed sẽ phát tín hiệu sẵn sàng rút kích thích tiền tệ trong bối cảnh lạm phát tăng cao và thị trường lao động có tiến triển.
– Số ca nhiễm biến chủng Delta ở Mỹ vẫn ở mức cao tương đương tháng 1 vì thời tiết lạnh hơn đang đến với khu vực Bắc Mỹ.
– Tháng 9 cũng là tháng mà thị trường có xu hướng giảm điểm trong lịch sử, trung bình giảm 0,4%. Số liệu lịch sử cũng cho thấy lực bán mạnh lên trong nửa cuối của tháng.
– Các nhà đầu tư cũng lo ngại về thời hạn nâng trần nợ công của Mỹ